
Trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ? – Các bài tập giúp cơ cổ trẻ cứng cáp
Nhiều ông bố bà mẹ mới có con lần đầu thường sẽ không biết trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ. Chính vì thế khiến nhiều bố mẹ lo lắng khi thấy con mình không được cứng cáp bằng các bé khác cùng tuổi. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này để các bố mẹ tham khảo nhé!
Bình thường trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ?
Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cơ cổ mà mức độ cứng cổ của các bé sẽ khác nhau. Chính vì thế các bố mẹ không nên quá lo lắng cũng như đem con mình so sánh với con người khác. Sau đây là những mốc phát triển cơ cổ của trẻ mà các bố mẹ cần nắm rõ:
- Giai đoạn 1: Khi trẻ mới 1 – 2 tháng tuổi, thông thường thì ở giai đoạn này cơ cổ của các bé cực yếu. Do đó trong giai đoạn này bố mẹ cần chú ý trong việc bế trẻ để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ cổ về sau.
- Giai đoạn 2: Khi trẻ đã được từ 3 – 5 tháng tuổi thì cổ trẻ sẽ bắt đầu cứng cáp dần lên. Biểu hiện trông thấy rõ nhất là trẻ bắt đầu tự ngóc đầu dậy và biết lật. Chính nhờ cơ cổ bắt đầu cứng cáp mà đầu trẻ lúc này cũng dễ dàng điều khiển hơn.
- Giai đoạn 3: Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi được xem là giai đoạn cơ thể phát triển vượt trội kể cả cơ cổ cứng cáp hơn rất nhiều. Nhờ thế mà một số kỹ năng như bò, ngồi trẻ đã có thể thực hiện được.
Cách bế trẻ khi chưa cứng cổ?
Sau khi đã nắm rõ trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ thì cách bế trẻ bố mẹ cần phải lưu ý hơn. Việc bế trẻ sai cách sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Do đó trong từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những tư thế và cách bế trẻ khác nhau cụ thể như sau:
- Khi trẻ đang ở giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi, bố mẹ nên chú ý bế cổ và lưng trẻ đều thẳng. Tư thế bế này nhằm hạn chế áp lực từ cổ lên cột sống.
- Khi trẻ trong giai đoạn từ 3 – 5 tháng tuổi trẻ đã có thể tự động ngóc đầu lên vì lúc này cơ cổ của trẻ đã dần cứng cáp. Bố mẹ có thể thay đổi tư thế bế trẻ ở giai đoạn này thành bế ngửa hay bế vác.
- Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi cơ cổ đã hoàn thiện và cứng cáp, lúc này trẻ có thể ngồi dậy, biết trườn bò cũng như thoải mái trong một số vận động. Trong giai đoạn này bố mẹ có thể bế con ở bất cứ tư thế nào miễn bố mẹ và con đều cảm thấy thoải mái. Nhưng tốt nhất bố mẹ nên để trẻ tự vận động nhiều hơn thay vì bế quá nhiều như trước.
Giải pháp cho bố mẹ khi trẻ 6 tháng vẫn chưa cứng cổ
Thông thường thì trẻ 6 tháng tuổi nhưng cơ cổ vẫn chưa cứng cáp chiếm tỷ lệ rất thấp. Do đó nếu con bạn rơi vào trường hợp này thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên trong trường hợp nếu trẻ sinh non thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng vì giai đoạn cứng cổ có thể phát triển chậm hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.
Ngoài ra trong một số trường hợp do bố mẹ mặc quần áo sai cách, ảnh hưởng của thời tiết cũng là nguyên nhân liên quan đến sức khỏe và quá trình cứng cổ của trẻ. Trong những trường hợp như thế bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Ngoài việc đưa con đi khám bác sĩ, bố mẹ cũng có thể chủ động tập cho trẻ những bài tập vận động cơ cổ như cho trẻ nằm sấp, làm máy bay. Những bài tập này bố mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu để tập cho trẻ từ sớm.
Một số bài tập giúp trẻ nhanh cứng cổ
Sau đây là một số bài tập bố mẹ có thể tham khảo để luyện tập cho cơ cổ của trẻ cứng cáp hơn:
- Cho bé nằm sấp: Ở giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu áp dụng nài tập này để luyện tập cho trẻ bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên mặt phẳng không quá mềm. Sau đó thu hút trẻ bằng những món đồ chơi để trẻ tập ngóc đầu.
- Bế bé trong tư thế nằm sấp: Thay vì đặt bé nằm sấp như bài tập trên, bố mẹ có thể bế bé trong tư thế nằm sấp, cho trẻ nằm úp mặt xuống ngực bụng của mình. Động tác này cũng sẽ khiến trẻ thích thú khi được trông thấy gương mặt của bố hoặc mẹ.
- Làm máy bay: Bài tập này không chỉ giúp trẻ cứng cáp mà còn rất thích thú nữa đấy. Cách thực hiện bằng cách mẹ hoặc bố bế bé nằm sấp lên phần cẳng chân của mình rồi dùng chân nâng lên hạ xuống một cách nhẹ nhàng.
Lời kết
Rất khó để có nói chính xác trẻ sơ sinh mấy tháng thì cứng cổ vì mỗi trẻ khi sinh ra là một cá thể riêng biệt nên cũng sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Hy vọng rằng sau bài viết này bố mẹ đã có phần nào hiểu hơn về sự phát triển cơ cổ của trẻ mà không cần phải quá lo lắng hay so sánh với các trẻ khác mà ngược lại còn tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con.