
Những điều cần biết khi mở quán ăn vặt ở quê để kinh doanh hiệu quả
Quán ăn vặt đang có tiềm năng rất lớn và bạn muốn mở quán ăn vặt ở quê nhưng không biết cách tính toán cho hợp lý? Bạn đang băn khoăn về chi phí mở quán cũng như cách thức vận hành để thu về nguồn lợi lớn? Hiểu được tâm lý đó nên chúng tôi đã biên soạn bài viết này để cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích nhất. Đây đều là những kinh nghiệm từ các chủ quán vặt và của cả những chuyên gia kinh tế. Cùng tham khảo nhé!

Mở quán ăn vặt ở quê cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mở quán ăn vặt ở quê sẽ tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh mà bạn hướng tới. Nhưng chung quy lại bạn cần tính toán những vấn đề sau:
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn lựa chọn mô hình kinh doanh quán ăn phục vụ tại chỗ thì bạn phải tính tới vấn đề thuê mặt bằng. Hiện nay, giá thuê mặt bằng dao động từ 3.000.000 – 50.000.000 đồng/tháng. Trường hợp bạn lựa chọn mặt tiền nơi đường lớn, nhiều người đi lại thì giá thuê sẽ rất cao và ngược lại. Tuy nhiên mỗi địa điểm lại có những điểm mạnh và điểm yếu riêng nên bạn cần cân nhắc cho phù hợp.
Vốn đầu tư nguyên liệu
Với hình thức quán ăn vặt thì chi phí nguyên liệu cũng không quá đắt đỏ. Bạn cần mua một số nguyên vật liệu như cá viên chiên, xúc xích, nem chua, trà sữa,… Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hãy tìm hiểu các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín. Chi phí mua nguyên vật liệu của quán ăn vặt trung bình từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng.
Chi phí dụng cụ và trang trí quán
Khi mở quán ăn vặt ở quê bạn cần trang bị những dụng cụ như nồi, xoong, chảo, bếp,… Bên cạnh đó là những đồ phục vụ cho việc ăn uống bao gồm chén, dĩa, muỗng, bàn ghế, quạt,… Tiếp theo là những vật dụng để trang trí quán. Chi phí dùng cho việc này sẽ từ 3.000.000 – 20.000.000 đồng thậm chí có thể hơn tùy vào mức độ đầu tư của bạn.
Chi phí thuê nhân viên và những chi phí khác
Vì là ở quê nên bạn chỉ nên thuê nhân viên với mức lương từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng/tháng, mỗi quán từ 2 – 3 nhân viên là đủ. Ngoài chi phí cho nhân viên bạn còn phải chuẩn bị tiền điện, nước hàng tháng. Nếu muốn quán mình được biết đến nhiều hơn thì có thể chi thêm 2.000.000 – 6.000.000 để làm marketing.

Kế hoạch kinh doanh
Sau khi đã dự trù được kinh phí để mở quán ăn vặt ở quê bạn cần hoạch định một kế hoạch kinh doanh cụ thể, bao gồm những yếu tố sau:
Quản lý dòng tiền
Đây là công việc quan trọng nhất khi mở quán ăn vặt. Quản lý dòng tiền là một cách gọi khái quát hơn của kiểm soát tình hình kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận, chi phí. Bài toán được đặt ra lúc này là lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Nếu chi phí quá cao nhưng bạn không kiểm soát được dòng tiền thì rất dễ bị lỗ.
Quản lý nhân viên
Một công việc khó khăn khi mở quán ăn vặt ở quê nữa phải kể đến đó chính là quản lý nhân viên. Quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc năng suất lao động giảm sút, lơ là trong công việc. Tệ hơn nữa có thể xảy ra chuyện lập hóa đơn khống, ăn cắp tiền hoặc quỹ thời gian của quán. Bên cạnh đó, nhân viên còn là bộ mặt của quán nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến vấn đề này.
Quản lý thực đơn khách hàng
Quản lý thực đơn theo yêu cầu của khách hàng không phải là việc dễ dàng. Thông thường các quán ăn vặt vừa và nhỏ sẽ áp dụng kiểu order viết tay. Tuy nhiên cách này lại dẫn đến việc bỏ sót các yêu cầu phụ của khách hàng từ đó khiến khách hàng không hài lòng. Không những vậy, việc order không kiểm soát được sẽ làm tăng thời gian phục vụ.

7 kinh nghiệm mở quán ăn vặt
Dưới đây là 7 kinh nghiệm được chúng tôi tổng hợp được từ những quán ăn vặt có tiềm năng lớn mà bạn có thể áp dụng:
- Xác định đúng đối tượng khách hàng: Khi biết khách hàng của mình là ai, có sở thích ra sao, thì việc xây dựng thực đơn sẽ dễ dàng hơn. Đối tượng tiềm năng của quán ăn vặt bao gồm học sinh, sinh viên, bạn trẻ độ tuổi từ 20 – 25, các cặp đôi, nhóm,…
- Chọn địa điểm thích hợp: Nên chọn những nơi gần trường học, khu vực tập trung đông dân cư, công ty nơi có giao thông thuận lợi.
- Thiết kế menu chuẩn: Menu phải hướng tới tiêu chí ngon – bổ – rẻ và đẹp mắt
- Trang trí quá bắt mắt: Trong quán có nhiều không gian check in, những góc trang trí lạ mắt nhưng phải tinh tế
- Dụng cụ đựng đồ ăn bắt mắt, thích hợp cho việc sống ảo
- Lập fanpage để quảng cáo và cập nhật tin tức cho quán ăn vặt
- Đảm bảo thái độ phục vụ vui vẻ, nhiệt tình

Mở quán ăn vặt ở quê không quá khó nhưng để đảm bảo hiệu quả bạn cần tính toán kỹ càng về vốn và cách quản lý cũng như những chiến lược kinh doanh. Có như vậy thì lợi nhuận thu về mới cao, thương hiệu bạn xây dựng mới được nhiều người biết đến. Chúc bạn thành công với dự án quán ăn vặt của mình.