
Kết cấu sinh học của tim người – Tim người có mấy ngăn
Bài viết “Kết cấu sinh học của tim người – Tim người có mấy ngăn” tới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cũng như giải đáp cho bạn đọc một số vấn đề cơ bản về tim mạch và tầm quan trọng của nó đối với cơ thể chúng ta.
Vị trí và chức năng của tim
Nhiều người có thể còn chưa thực sự xác định được chính xác vị trí tim của mình đâu nhỉ? Vậy trước khi tìm hiểu về nó thì hãy cùng chúng tôi định vị lại một chút xem trái tim nằm ở đâu nhé!
Trái tim hay quả tim nằm ở bên trong lồng ngực vị trí giữa hai lá phổi nhưng hơi lệch về bên trái, vì điều đó mà chúng ta thường hay bảo là “tim nằm bên trái” đó. Cơ quan này được bao bọc xung quanh bởi một màng có hai lớp gọi là màng tim và trông giống như một cái túi. Lớp ngoài của màng bao quanh phần gốc của các mạch máu chính, được giữ bởi các dây chằng cơ hoành và cột sống cùng với các bộ phận khác của cơ thể. Phần lớp màng bên trong gắn vào cơ tim. Ở khoảng phân cách của hai lớp màng ngoài tim là một loại chất dịch, chất dịch này cho phép trái tim của chúng ta di chuyển dễ dàng, thuận lợi hơn khi đập.
Tim là một bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn động vật, với con người tim có chức vụ bơm để đẩy máu đi theo các động mạch, đem dưỡng khí cũng như các chất dinh dưỡng đi đến được toàn bộ cơ thể. Đồng thời tim co bóp làm loại bỏ các chất thải từ các tế bào trong quá trình trao đổi chất. Tim giúp lưu thông máu qua hai con đường là mạch hệ thống và mạch phổi. Tại mạch phổi, máu được khử oxy và rời khỏi tâm thất phải thông qua động mạch phổi, đi đến phổi và sau đó trở lại với máu được oxy hóa đưa đến tâm nhĩ trái của tim qua tĩnh mạch phổi. Đối với mạch hệ thống, máu sau khi được oxy hóa sẽ đi qua tâm thất trái tới động mạch chủ, từ đây đi vào động mạch và các mao mạch nơi mà đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy cho các mô của toàn cơ thể. Máu sau khi bị khử oxy sẽ quay trở lại các tĩnh mạch về tĩnh mạch chủ và lại hoà vào tâm nhĩ phải của tim.
Vậy cấu tạo của trái tim như thế nào? Tim người có mấy ngăn?
Cấu tạo của tim – Tim người có mấy ngăn
Nếu như đối với các loài động vật bậc thấp ví dụ như giun đốt thì tim của nó chỉ có duy nhất 1 ngăn. Còn các loài cá thì tim đã có sự phân đôi với tim gồm 2 ngăn ( một tâm thất và một tâm nhĩ). Các loài bò sát lưỡng cư thì ngăn tim tăng lên, có đến 3 ngăn tim. Còn tim người có mấy ngăn? Đáp án là 4 ngăn.
Ở nửa trên là tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái. Nhìn chung thì hai tâm nhĩ này có đặc điểm chung là thành mỏng, được ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, tâm nhĩ phải có nhiệm vụ đưa máu đi từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới về tâm thất phải, tâm nhĩ trái tiếp nhận máu trở về từ phổi đưa nó xuống tâm thất trái.
Ở nửa dưới là tâm thất phải và tâm thất trái. Các tâm thất thường là có thành dày, được ngăn cách nhau bởi vách liên thất, chúng đảm nhiệm vai trò bơm máu đi vào động mạch. Tâm thất phải sẽ bơm máu vào trong động mạch phổi để máu nhúng Oxy và thải ra khí CO2, tâm thất trái thì bơm máu lên trên cung động mạch chủ để máu được nhúng oxy đi tới khắp các cơ quan để nuôi cơ thể.
Một số điều bạn có thể chưa biết về tim
Trái tim của mỗi con người chỉ nặng khoảng 200 đến 425 gram tức là nó chỉ lớn hơn kích thước của nắm tay của bạn một chút thôi. Tuy nhiên, sức mạnh cũng như hoạt động của nó thì không tầm thường đâu, trong suốt cuộc đời, trung bình trái tim của chúng ta có thể đập hơn 3,5 tỷ lần và mỗi ngày, trái tim trung bình đập khoảng 100.000 lần, bơm được khoảng 7.571 lít máu để đi nuôi cơ thể chúng ta.
Khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nếu tim không còn ở trong cơ thể người nhưng lại được nuôi dưỡng ở một môi trường thích hợp với các chất cần thiết, đặc biệt là có O2 đầy đủ thì trái tim sẽ còn có thể hoạt động thêm một thời gian nữa.
Hiểu được tim người có mấy ngăn, các ngăn của tim có nhiệm vụ gì cũng như tầm quan trọng của tim sẽ giúp bạn có những biện pháp để bảo vệ trái tim của mình tốt hơn đó!