
Liệu rằng thủng màng nhĩ có tự liền được không? Làm thế nào để bảo vệ đôi tai của bạn
Một số người sẽ thắc mắc, liệu rằng thủng màng nhĩ có tự liền được không? Vấn đề này có vẻ rất bình thường nhưng chắc hẳn nhiều người sẽ chẳng trả lời được đâu. Vậy liệu rằng màng nhĩ sẽ liền lại khi bị thủng như kiểu da thịt sẽ liền lại khi bị rách hay sẽ không thể tái tạo lại được như khi chúng ta bị cụt tay, cụt chân?
Màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ là một tấm màng mỏng ngăn cách tai ngoài với tai giữa, có hình elip, bán trong suốt và có xu hướng lõm vào trong. Nó được cấu tạo bởi một loại mô tương tự như da vậy. Màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm, rộng khoảng 8mm, dày khoảng 0.1mm nên có thể nói màng nhĩ rất mỏng. Phần trước của nó hơi nghiêng vào bên trong tạo với trục ống tai ngoài thành một góc khoảng 45-50 độ.
Cấu tạo của màng nhĩ gồm 3 lớp: lớp thượng bì ở ngoài cùng, lớp tổ chức sợi ở chính giữa và lớp niêm mạc ở trong cùng. Các vòng sợi phụ xung quanh nó cũng tạo thành một gờ quanh màng nhĩ. Màng nhĩ có chức năng là tiếp nhận sóng âm từ bên ngoài truyền vào, tạo thành chuỗi rung động dẫn truyền qua một chuỗi xương con vào đến tế bào cảm nhận âm thanh tại tai trong. Thông qua các rung động cơ học này mà biến chúng trở thành xung điện để truyền lên não bộ.
Các nguyên nhân có thể gây thủng màng nhĩ. Liệu rằng thủng màng nhĩ có tự liền được không?
Màng nhĩ giúp bảo vệ tai giữa của chúng ta, nó chính là lớp ngăn chặn cho vi khuẩn và các vật thể lạ khác bên ngoài không vào tai trong, xâm nhập vào cơ thể. Ở trạng thái bình thường, tai giữa là nơi vô trùng nhưng một khi màng nhĩ bị thủng, rách thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa dẫn đến nhiễm trùng và tạo các bệnh về tai. Tuy nhiên, vẫn có một số tác nhân dẫn đến một số trường hợp bị thủng màng nhĩ, liệu thủng màng nhĩ có tự liền được không?
Khi bị thủng màng nhĩ, cơ thể chúng ta có thể gặp phải một số dấu hiệu và triệu chứng cụ thể sau:
- Đau tai dẫn đến suy giảm thính lực một cách nhanh chóng
- Đau tai dữ dội
- Có dịch nhầy chảy ra từ tai có thể có mủ hoặc là máu
- Mất thính lực
- Ù tai
- Có cảm giác chóng mặt
- Buồn nôn hoặc biểu hiện nôn mửa do chóng mặt gây ra
Các nguyên nhân có thể gây thương tích cho màng nhĩ bao gồm:
- Đưa các vật lạ vào tai hoặc trong quá trình ngoáy tai vô tình chọc mạnh vào màng nhĩ
- Khi gặp tiếng nổ lớn hoặc bị tát, va đập mạnh vào tai
- Chấn thương sọ não
- Do tăng áp suất âm đột ngột
- Chấn thương áp suất
- Do làm các thủ thuật như lấy dị vật tai, bơm rửa tai
Thủng màng nhĩ có thể gây gãy đế đạp, chảy máu, gián đoạn chuỗi xương con, gãy xương con, ngoại dịch xâm nhập vào tai trong từ cửa sổ bầu dục hoặc từ tròn dẫn, chấn thương dây VII.
Màng nhĩ khi bị thủng vẫn có thể tự lành, tự liền được nếu trường hợp đó có mức độ lỗ thủng không quá nghiêm trọng. Nếu lỗ thủng màng nhĩ nhỏ, khiến giảm thính lực ở mức từ khoảng 10 – 15dB thì màng nhĩ sẽ tự lành lại trong khoảng thời gian 1 tuần. Với lỗ thủng lớn khiến thính lực giảm nặng (trên 20dB) thì màng nhĩ sẽ không tự làm lành lại được. Lúc này chỉ có thể tiến hành làm phẫu thuật vá màng nhĩ.
Chăm sóc và bảo vệ đôi tai của bạn
Tránh nơi có tiếng ồn lớn
Tránh để tai bạn tiếp xúc với tiếng nổ lớn. Nếu bất đắc dĩ hoặc dođặc thù công việc, thì bạn có thể đeo nút tai hoặc bịt tai lại. Bạn có cài đặt những ứng dụng điện thoại thông minh cho phép đo mức độ tiếng ồn để có thể tránh nữa nơi có âm lượng cao, gây ảnh hưởng tới tai
Bảo vệ tai
Bảo vệ tai đặc biệt là khi bạn đi những nơi có sự thay đổi về áp suất như đi lặn, đi máy máy. Bạn có thể bảo vệ đôi tai bằng nút điều chỉnh áp suất, hoặc ngáp hay nhai kẹo cao su khi đến những nơi có sự chênh lệch áp suất. Vệ sinh tai thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nhưng cũng không được cố vệ sinh tai bằng tăm bông hoặc que ngoáy tai để không gây tổn thương tới màng nhĩ
Hạn chế sử dụng tai nghe
Không nên sử dụng tai nghe liên tục trong hơn một giờ. Nên để tai nghỉ ngơi ít nhất là 5 phút mỗi giờ nếu phải sử dụng tai nghe. Sử dụng loại tai nghe có chức năng khử tiếng ồn và không được để âm lượng tai nghe quá to.
Mặc dù đối với thắc mắc thủng màng nhĩ có tự liền được không? đáp án trả lời là có nhưng không phải đối với tất cả trường hợp. Vì thế, hãy bảo vệ đôi tai của bạn thật tốt nhé!